Leonardo's smile

Our gift to bereaved parents in Vietnam

(Vietnamese below)

Today marks the first anniversary of Leonardo’s passing. Since his loss, my strongest motivation to move forward is becoming a mother that Leonardo could be proud. I want to help other people and make a positive impact on society in memory of Leonardo.

In the early days after that tragic loss, I scrambled to look for resources related to child loss and coping mechanisms to help myself. A mother in an online group for grieving parents in Singapore sent me a book titled “Surviving my first year of child loss” in which bereaved parents from all over the world shared their personal stories after a miscarriage or the loss of a child.

My tears were rolling on my face as I turned each page. At the same time, from these personal sharing, I found lights even in the darkest days. These stories are so heartbreaking yet beautiful and hopeful. I could relate to the despair, anger, anxiety, and loneliness these grieving parents went through. They talked about how devastated they were, and how they have found ways to carry on and honor their angel babies. I found comfort and encouragement in reading the book.

Since I have not been able to find similar resources in my native language - Vietnamese, I wanted to bring this book to other grieving parents in Vietnam. I reached out to the author, and, after much negotiation, acquired the right to translate and publish the Vietnamese version. My sister and I are currently in the midst of translating the book, with an aim to publish it in March 2022 on the occasion of Leonardo’s second birthday.

My intention is for the book to reach as many needy parents as possible. So I will distribute this book for free to a number of hospitals across Vietnam, so it can reach parents who suffer the tragic loss of their children there. If you wish to join me in this campaign, please fill up this form, and I will reach out to you once the book is available.

Thank you for your love and care! Pinky

Book

CÙNG LEONARDO MANG MỘT MÓN QUÀ TỚI NHỮNG CHA MẸ MẤT CON

Ngày này cách đây đúng một năm, thế giới của tôi đột nhiên vỡ tan thành trăm ngàn mảnh. Em bé Leonardo hay cười lí lắc nằm yên bất động trong bộ đồ của bệnh viện. Dù bác sỹ đã thông báo cả tiếng đồng hồ trước là tim con đã ngừng đập và họ đã cố gắng hết sức nhưng không thể cứu được con, nhưng tôi vẫn không thể tin được, và không muốn tin. Con sinh ra khỏe mạnh, và luôn khỏe mạnh đến tận đêm qua khi tôi con dậy bú mẹ lúc 1h sáng. Tôi ôm lấy con, cố giữ lại chút hơi ấm và liên tục gọi tên con, nhưng người con cứ lạnh dần, lạnh dần, lạnh dần… Đến lúc đó tôi mới hết hoàn toàn hy vọng.

Và thế là vợ chồng tôi bước vào cơn ác mộng lớn nhất trong cuộc đời của người làm cha mẹ. Khác với ác mộng bình thường, bạn có thể thoát khỏi nó khi tỉnh dậy, còn cơn ác mộng khủng khiếp này theo tôi cả lúc ngủ lẫn khi thức. Đã có nhiều lúc tôi tưởng như không thể đứng dậy và bước tiếp được nữa. Điều lớn nhất có thể níu kéo tôi lại với cuộc đời này ở thời điểm đó là tình yêu thương của bố mẹ, gia đình, bạn bè, và cả những người không quen biết dành cho chúng tôi.

Trong những tháng đầu tiên sau khi Leonardo mất, tôi đã tìm mọi nguồn trợ giúp có thể. Tôi đưa bà ngoại sang Singapore để có một chỗ dựa tinh thần bên cạnh. Tôi gặp chuyên gia tâm lý ít nhất 1 lần/tuần và lần nào cũng bước ra khỏi phòng khi đã khóc hết nước mắt. Suốt 4 năm ở Singapore, tôi không thể hình thành thói quen mang khăn giấy trong túi, dù đó là việc cần thiết vì các quán ăn nhỏ thường không cung cấp giấy ăn. Nhưng từ khi mất Leonardo, tôi chưa bao giờ đi đâu mà không mang theo khăn giấy. Vợ chồng tôi cũng bắt đầu tập thiền và học vẽ tranh như một cách để bày tỏ cảm xúc.

Tôi đọc rất nhiều tài liệu về grief (thật khó để dịch ra tiếng Việt từ này, nhưng nghĩa của nó là tiếc thương một ai đó hoặc một điều gì đó sau khi đã mất) và các cách để đương đầu với nó (coping mechanisms). Tôi cũng gia nhập một “câu lạc bộ” mà không một cha mẹ nào muốn phải tham gia – CLB dành cho những người đã mất con. Tôi đã tìm được sự sẻ chia và động viên vô cùng lớn từ những cha mẹ cùng cảnh ngộ mà trước đó tôi không hề quen. Có người mời vợ chồng tôi đến nhà và cầu nguyện cho gia đình tôi. Có người mời tôi đi ăn và lắng nghe tôi chia sẻ. Có người thỉnh thoảng lại nhắn tin hỏi thăm xem tình hình của chúng tôi thế nào. Và có một số người gửi tặng chúng tôi sách.

Một trong sách tôi được tặng là cuốn “Surviving my first year of child loss”. Cuốn sách là tập hợp nhiều câu chuyện vừa đau thương, vừa tràn đầy tình yêu và hy vọng do chính các cha mẹ viết về trải nghiệm của mình trong năm đầu mất con trong quá trình mang thai hoặc khi con đã ra đời. Tôi đã khóc nức nở với từng trang sách, nhưng tôi cũng dần nhen nhúm một hy vọng rằng, tôi có thể “biến đau thương thành hành động” và giúp những kỷ niệm đẹp và tình yêu của con được sống tiếp và lan tỏa.

Tôi đã điên cuồng tìm đọc tài liệu để giúp mình đương đầu với nỗi đau này, nhưng tôi gần như không tìm được một tài liệu nào bằng Tiếng Việt. Tôi nghĩ rằng đề tài này ở Việt Nam vẫn là một “taboo” – điều cấm kỵ. Dường như không ai muốn hoặc dám nói về nó. Bản thân tôi trước kia cũng chẳng biết nói gì khi nghe tin một người bạn sảy thai hoặc mất con. Chắc hẳn nhiều cha mẹ ở Việt Nam đã và đang trải qua nỗi đau thương này trong yên lặng và cô đơn, thiếu nhiều hỗ trợ về mặt tinh thần.

Vì rất mong muốn các cha mẹ ở Việt Nam cùng hoàn cảnh như mình được tiếp cận với cuốn sách này, tôi đã liên lạc với tác giả và chính thức mua được bản quyền để dịch và xuất bản cuốn “Surviving my first year of child loss” (tạm dịch “Tiếp tục sống trong năm đầu tiên sau khi mất con) bằng Tiếng Việt. Hiện tại tôi và em gái đang tiến hành dịch sách, và bản thân tôi cũng sẽ đóng góp một bài viết về trải nghiệm của chính mình. Dự kiến sách sẽ được phát hành vào tháng 3 năm 2022, vào dịp kỷ niệm sinh nhật lần thứ hai của Leonardo, với giá khoảng 110.000 đồng.

Tôi cũng mong muốn có thể dành tặng khoảng 300 cuốn sách cho các bệnh viện ở các thành phố lớn như Bệnh viện Nhi, BV phụ sản, Viện Ung bướu, Viện Huyết học truyền máu, v.v… với hy vọng sách sẽ đến tay những cha mẹ cần.

Nếu bạn muốn chung tay cùng gia đình Leonardo tặng sách cho các bệnh viện, hoặc muốn đặt mua sớm cuốn sách này, mời bạn đăng ký tại đây. Tôi sẽ liên hệ với bạn để nhận quyên góp hoặc gửi sách sau khi sách được phát hành vào năm sau.

Thực tế là, theo thống kê trên thế giới, có khoảng 15% đến 20% trường hợp mang thai bị hỏng. Chúng ta ít nghe thấy những câu chuyện này, bởi phần lớn cha mẹ không chia sẻ, mà âm thầm gánh chịu nỗi đau thương. Vì vậy, mong các bạn có thể giúp chia sẻ thông tin tới bạn bè của mình, để có thêm nhiều người có nhu cầu có thể tiếp cận với cuốn sách này.

Động lực sống lớn nhất của tôi lúc này là trở thành một người mẹ khiến cho Leonardo cảm thấy tự hào. Tôi mong muốn giúp đỡ mọi người và tạo ảnh hưởng tích cực tới xã hội như là một cách để tưởng nhớ Leonardo. Và xuất bản cuốn sách này là một cách để tôi thực hiện mong ước đó!